Công nghệ in Flexo là gì? Tất tần tật về kỹ thuật in Flexo
Khi áp dụng công nghệ in Flexo thì người ta sẽ dùng bản in nổi để in trực tiếp, đây có thể xem là một phiên bản nâng cấp của kỹ thuật in dập chữ. Với kỹ thuật flexo thì chúng ta có thể in với mọi chất liệu chẳng hạn như nhựa, màng kim loại, giấy màng bóng kính hoặc các loại giấy in ấn.
In flexo đa phần được ứng dụng cho nhu cầu sản xuất các loại tem nhãn, bao bì, túi giấy, hộp giấy và các thùng carton, nhất là đối với in decal cuộn thì phần lớn là áp dụng phương pháp in flexo.
Tổng quan về công nghệ in Flexo
Trước hết cần tạo ra bảng in nổi làm từ nhựa photopolymer, có thể thực hiện bằng hình thức kỹ thuật số hoặc analog, mực sẽ được cấp cho khuôn bằng trục anilox được nhúng 1 phần vào khay đựng mực, các hạt mực sẽ tràn vào trong các lỗ của trục anilox, để tiết kiệm mực in thì bên đơn vị in ấn thường dùng một thanh gạt mực để bỏ bớt phần mực không cần đến, trục anilox tiếp xúc với khuôn in và chuyển mực sang khuôn, sau cùng là khuôn in ép lên bề mặt cần in để cho ra chi tiết, hình ảnh.
Máy in flexo có cấu tạo như thế nào?
Trục cấp mực: Có hình dáng trục tròn, ngập 1 phần trong máng mực, có chức năng chuyển mực từ máng sang trục anilox, nó còn được gọi với cái tên là trục đo sáng.
Trục anilox: Là dạng trục kim loại mà bề mặt có nhiều lỗ nhỏ, chức năng chính là chuyển mực từ trục cấp mực sang khuôn in, mực được chứa trong các lỗ nhỏ trên bề mặt hay còn gọi là giếng mực.
Thanh gạt mực: Được làm bằng chất liệu thép hoặc polyme, có chức năng gạt để làm sạch mực trên bề mặt của trục anilox, giúp tránh được tình trạng bị nhòe bản in.
Trực gắn khuôn in: Chủ yếu được làm bằng cao su, các khuôn in được gắn cố định lên phía trên về mặt bằng băng keo, từ trường hoặc chốt khóa.
Khuôn in: Làm bằng chất liệu nhựa photopolymer, các yếu tố như độ dày, độ cứng của khuôn in sẽ tùy vào chất liệu cần in (giấy hoặc các loại màng).
Trục ép áp lực: Làm bằng chất liệu cao su, giúp kéo bề mặt vật liệu cần in vào trục gắn khuôn với mục đích chuyển mực từ khuôn sang bề mặt.
Khay chứa mực
Ưu điểm và nhược điểm của công nghệ in Flexo
Ưu điểm của công nghệ in Flexo
- Khi áp dụng công nghệ in Flexo sẽ cho mực in rất nhanh khô, giúp thời gian in nhanh hơn với công suất cao. Mực nhanh khô cũng là lợi ích nổi bật nhất của in flexo, giúp quá trình in cuộn liên tục với công suất được tối ưu đáng kể.
- Có thể in được trên nhiều với đa dạng vật liệu.
- In được cả 2 mặt
- Chi phí in rẻ, có thể thực hiện in số lượng nhiều để tiết kiệm ngân sách do cùng là hình thức in công nghiệp tương tự in offset, khác với hình thức in nhanh kỹ thuật số sẽ tính theo số tờ in nên khi in nhiều chi phí sẽ rất cao.
Nhược điểm của công nghệ in Flexo
- Có thể gặp phải tình trạng nhiều điểm ảnh, nhòe do áp lực giữa các trục lô.
- Mực có thể bị lem qua các cạnh bên vì phần mực thừa từ trục anilox sang khuôn in
- Có tình trạng mực in bị đốm hoặc có đường kẻ vì trục mực cung cấp không ổn định hoặc mực bị khô.
- Mực có thể bị tràn hoặc nét in không đúng với thiết kế do thừa mực từ khuôn in.
- Mực in bám dính không tốt, một số bề mặt có thể không hiệu quả với công nghệ in này.
- Thời gian để tạo ra bản in khá lâu nên chỉ khi in số lượng lớn thì nên áp dụng công nghệ in Flexo.
Tùy vào trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của xưởng in flexo thì các nhược điểm này sẽ được xử lý dễ dàng, do đó nếu bạn muốn in bằng công nghệ in flexo thì hãy cân nhắc chọn những địa chỉ in ấn uy tín có máy móc tiên tiến để in.
Tính ứng dụng của kỹ thuật in flexo
In flexo có nhiều tiện ích nên được dùng nhiều để in tem nhãn sản phẩm, làm vỏ thùng carton, sản xuất bao bì và túi giấy,… Mặc dù có một số về mặt không bám mực nhưng nhìn chung thì công nghệ in này vẫn có thể được ứng dụng đối với các sản phẩm khác nhau như: in decal nhựa giá rẻ, vải, giấy,…
Quy trình áp dụng công nghệ in flexo
Chế bản và tiến hành xử lý file trước khi in
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu khi in bằng kỹ thuật in flexo, hạn chế tối đa xảy ra lỗi khi in thì khâu chế bản trên máy tính là cực kì quan trọng. Chế bản sẽ bao gồm một công đoạn xử lý file từ thiết kế, dàn trang,… cho đến khi ra file chuẩn cuối cùng. Có thể sử dụng các ứng dụng như Ai hay Corel để thiết kê theo ý tưởng cá nhân.
Output film
Dùng công nghệ CTF (Computer to Film) để biến các dữ liệu số từ máy tính sang các dữ liệu analog trên film thông qua máy ghi, bản phim thường sẽ có 4 film có các màu trong hệ màu CMYK.
Có thể bạn quan tâm: Có Các Loại Chất Liệu In Menu Nào? Chọn Lựa Ra Sao
Phơi khuôn in
Sau khi đã làm xong bước ra film, các tấm film sẽ được dán lên các bản kẽm rồi đưa vào máy phơi kẽm, thông qua nguyên lý quang hóa thì các phần tử cần in sẽ bị ăn mòn dần.
Lưu ý: Công nghệ in Flexo hiện nay đã được cải tiến hơn rất nhiều, các công ty in ấn dùng máy ghi hình ảnh cần in trực tiếp lên bản kẽm.
Sau cùng là cho bản khuôn in vào trục, cần chỉnh các ốc màu để hình ảnh trên bản in giống với nhau hoàn toàn, đảm bảo sản phẩm in ra đúng yêu cầu ban đầu.
Hi vọng với những nội dung trên đây, sẽ giúp bạn hiểu hơn về công nghệ in Flexo từ đó có lựa chọn kỹ thuật in phù hợp.