Một số cách xử lý rác thải sinh hoạt hiệu quả hiện nay
Rác thải sinh hoạt là các loại chất thải rắn bao gồm các rác thải và rác xuất phát từ các sinh hoạt hàng ngày trong các hộ gia đình.
Làm sao để nhận biết các loại rác thải
Việc phân loại rác thải sinh hoạt sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc xử lý rác thải sau này. Vậy có những loại rác thải nào?
Rác hữu cơ
Đây là loại rác có khả năng phân hủy sinh học chủ yếu từ thực vật hoặc động vật. Rác hữu cơ phần lớn được phân hủy thông qua các sinh vật khác theo thời gian.
Cách xử lý: Có một nơi chứa riêng để đựng rác hữu cơ để vận dụng làm phân compost.
Rác vô cơ
Ngược lại với rác hữu cơ thì rác vô cơ rất khó hoặc hầu như không thể phân hủy được. Rác vô cơ bắt nguồn từ các sản phẩm mà chúng ta bỏ đi trong sinh hoạt hằng ngày như: bao bì ni lông, thủy tinh, công cụ y tế… Đây được coi là loại chất thải rất có hại.
Cách xử lý: Rác vô cơ phải được tách riêng với rác hữu cơ để có thể vận chuyển đến các nơichuyên xử lý.
Rác tái chế
Tương tự như rác vô cơ thì rác tái chế cũng rất khó phân hủy tuy nhiên chúng có khả năng tái chế lại nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường. Những loại rác tái chế bao gồm như: kim loại, vỏ chai nhựa, thùng carton,..
Cách xử lý: Cần được gom riêng để bán lại cho các đơn vị chuyên tái chế.
Cách xử lý rác thải sinh hoạt phổ biến
Ủ phân compost
Đây được xem là cách xử lý rác thải sinh hoạt có hiệu quả nhất. Đây là loại phân hữu cơ có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cây trồng cũng như đảm bảo được độ phì nhiêu cho đất. Hãy tận dụng chúng để hạn chế lượng rác thải ra môi trường và làm cho chúng trở thành một nguồn có ích.
Thiêu đốt
Là quá trình dùng nhiệt độ cao để tiêu hủy chất thải. Lò đốt có nhiệt độ trung bình, thường là thiết kế buồng đôi hoặc lò đốt nhiệt phân, vận hành quy trình đốt ở nhiệt độ trung bình (800-1.000 độ C). Nó có ý nghĩa rất lớn trong việc làm hạn chế tới mức tối thiểu chất thải cho giai đoạn xử lý cuối cùng là chôn lấp. Bên cạnh đó, năng lượng phát ra trong khi đốt có thể tận dụng phục vụ cho các lĩnh vực công nghiệp cần nhiệt, phát điện,…
Do những tiện ích mang lại mà cách này được khá nhiều các nước trên thế giới đưa vào vận hành chẳng hạn như Nhật bản, Đức, Đan Mạch,… và Việt Nam. Tuy nhiên hiện tại vì ngân sách đầu tư, vận hành không hể rẻ nên nước ta chưa thể tận dụng được những ứng dụng khác mà chỉ tập trung xử lý các rác thải vô cơ nguy hiểm như rác thải y tế.
Chôn lấp
Hố chôn lấp rác thải gồm có một lớp lót bảo vệ như một rào cản giữa chất thải và nước ngầm nhằm tránh cho quá trình phân hủy các hóa chất độc hại làm ô nhiễm vùng nước. Các lớp chất thải sẽ chịu sự nén chặt rồi kế đến được phủ một lớp đất. Đất không xốp được sẽ được lựa chọn để hạn chế tình trạng xuất hiện lỗ hổng do rò rỉ hóa chất nguy hại trong quá trình phân hủy.
Các bãi chôn lấp luôn được tạo ra ở các vị trí có mực nước ngầm thấp cũng như tránh xa nguồn lũ. Cách làm này phải có diện tích đất lớn cũng như số lượng nhân lực có chuyên môn để duy trì tốt các bãi chôn lấp.
Qua những điều được chia sẻ chắc bạn cũng đã hiểu hơn về cách phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt. Vì thế hãy cùng chung tay góp phần nhỏ để môi trường Việt Nam ngày càng “Xanh, sạch, đẹp” hơn nhé!